Tên Tiếng Việt: Cây Phỉ.
Tên khác: Witch-hazel, American Witch-hazel, Common Witch-hazel, Avellano De Bruja
Tên khoa học: Hamamelis virginiana
Họ: Hamamelidaceae (họ cây Phỉ)
I. Đặc điểm của “Cây Phỉ”
- Cây Phỉ là một cây bụi cao đến 6m (hiếm khi đến 10m), thường có một cụm thân dày đặc phát triển từ gốc cây. Vỏ cây màu nâu nhạt, nhẵn, có vảy, vỏ bên trong màu đỏ tía. Các cành con lúc đầu mới mọc nhẵn, màu nâu cam nhạt, có các chấm trắng lác đác, về sau trở thành màu nâu sẫm hoặc đỏ. Các chồi lá có dạng nhọn, hơi rũ, màu nâu nhạt.
- Các lá hình bầu dục, dài 3,7 – 16,7cm và rộng 2,5 – 13cm, nhọn hoặc tròn ở đỉnh, với mép có răng lượn sóng hoặc khía nông và một cuống lá ngắn, mập, dài 6 – 15mm; gân giữa có nhiều lông hoặc ít lông, có sáu đến bảy cặp gân chính. Các lá non mở ra không tự chủ, phủ một lớp lông tơ hình sao ở phía dưới; khi trưởng thành, chúng có màu xanh đậm ở trên và nhạt hơn ở dưới. Vào mùa thu, chúng chuyển sang màu vàng với những đốm màu gỉ.
- Những bông hoa từ nhạt đến vàng tươi, hiếm khi có màu cam hoặc hơi đỏ, với bốn cánh hoa hình dải băng dài 1 – 2cm và bốn nhị ngắn, mọc thành cụm; ra hoa bắt đầu vào khoảng giữa mùa thu và tiếp tục cho đến cuối mùa thu. Đài hoa có bốn phần rất giống lông tơ, màu nâu cam bên trong, hình thành từ nụ, dai, dính chặt với gốc của bầu noãn. Hai hoặc ba lá bắc con xuất hiện ở gốc. Quả là một quả nang gỗ cứng dài 10 – 14mm, tách ra một cách mạnh mẽ ở đỉnh khi trưởng thành một năm sau khi thụ phấn, đẩy ra hai hạt đen bóng cách xa hạt mẹ tới 10m.
II. Thành phần hóa học
- Vỏ của cây Phỉ Hamamelis virginiana chủ yếu chứa polyphenol, bao gồm tannin, axit phenolic và flavonoid. Ít nhất 27 cấu tử phenolic đã được xác định bằng cách sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp, sắc ký lỏng và khối phổ. Các phương pháp định lượng axit gallic, hamamelitannin (khoảng 1,5% trong lá và lên đến 65% trong vỏ), và các proanthocyanidin đã được mô tả. Các gallotannin không bền với nhiệt. Vì nước cây Phỉ là sản phẩm chưng cất hơi nước của chiết xuất nên nó không chứa tannin.
- Các thành phần khác bao gồm kaempferol, quercetin, đồng phân axit chlorogenic và axit hydroxycinnamic. Dầu dễ bay hơi chứa một lượng nhỏ safrole và eugenol cũng như nhiều thành phần phụ khác, chẳng hạn như nhựa, sáp và choline.
III. “Cây Phỉ” có tác dụng gì?
- Theo y học cổ truyền
- Theo truyền thống, cây Phỉ được người bản địa Bắc Mỹ biết đến như một phương pháp điều trị các khối u và viêm mắt. Nó còn được sử dụng cho bệnh xuất huyết. Các công dụng khác bao gồm điều trị bệnh trĩ, bỏng, ung thư, bệnh lao, cảm lạnh và sốt. Các chế phẩm đã được sử dụng tại chỗ để điều trị triệu chứng ngứa và các chứng viêm da khác, và sử dụng chiết xuất phỉ trong các chế phẩm nhãn khoa để điều trị kích ứng.
- Theo y học hiện đại
- Tính kháng khuẩn
- Dữ liệu trên động vật. Các nghiên cứu in vitro cho thấy đặc tính kháng khuẩn của chiết xuất cây (cả lá và vỏ cây) đối với Escherichia coli, Staphylococcus aureus (kể cả các chủng kháng thuốc), Bacillus subtilis và Enterococcus faecalis.
- Dữ liệu lâm sàng. Ở những người tình nguyện khỏe mạnh, sản phẩm chưng cất của cây Phỉ cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tại chỗ yếu. Tác dụng kháng vi rút ở Herpes labialis đã được báo cáo trong một thử nghiệm lâm sàng của thuốc mỡ chiết xuất từ cây Phỉ so với giả dược; tuy nhiên, sự giảm viêm chỉ được ghi nhận vào ngày thứ 8.
IV. Bài thuốc có chứa “Cây Phỉ”
- Cây Phỉ giúp điều trị bệnh Trĩ
- Tinh chất cây phỉ được xem là một “thần dược” trong việc điều trị bệnh trĩ, nó giúp làm dịu tình trạng sưng và đau do búi trĩ gây ra. Hiện nay, nhiều loại kem và miếng đệm chữa bệnh trĩ có chứa Witch Hazel để giảm chảy máu, ngứa ngáy và khó chịu do trĩ. Ngoài ra, tinh chất cây phỉ phát huy công dụng tốt nhất khi kết hợp với các loài cây hỗ trợ hệ tuần hoàn như các cây thuộc họ Bồ hòn.
- Giúp làm sạch và thu nhỏ lỗ chân lông
- Trên thế giới có rất nhiều thương hiện mỹ phẩm sử dụng thành phần chiết xuất từ cây phỉ để chế tạo sản phẩm của họ. Đặc biệt là những sản phẩm làm sạch da như nước tẩy trang, sữa rữa mặt, toner. Chiết xuất từ cây phỉ so với nước hoa hoa có nhiều lợi ích hơn như:
- Làm sạch sâu, lấy đi các tạp chất trên da, ngoài ra nó còn giúp làm dịu da, không gây kích ứng cho da.
- Chất Tannin giúp thu nhỏ lỗ chân lông, da sẽ mịn hơn, ngăn chặn những bụi bẩn xâm nhập vào.
- Kiềm dầu hiệu quả trên da.
- Cây phỉ có tác dụng trong điều trị mụn viêm
- Ngoài việc giúp ngăn chặn các bụi bẩn, bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông hình thành mụn thì chiết xuất từ cây phỉ còn giúp điều trị mụn viêm hiệu quả.
- Khả năng kiềm dầu và làm sạch da của cây phỉ sẽ giúp da tạo được môi trường thông thoáng, cung cấp đủ oxy trong các lỗ chân lông, điều này sẽ làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. Acnes, đây là nguyên nhân chính gây mụn viêm, sưng.
- Hoạt chất tannin và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do, chống viêm hiệu quả. Điều này, sẽ ức chế quá trình viêm của hệ miễn dịch, nguyên nhân chính làm xuất hiện mụn mủ, tấy đỏ.
- Làm lành các vết côn trùng cắn, bầm tím
- Vết bầm tím xuất hiện là do các mao mạch bị phá vỡ, hay những vết viêm do côn trùng cắn tiếp xúc với vi khuẩn, trong cây phỉ với thành phần tannin và flavonoid, nó sẽ giúp tăng cường sự tuần hoàn máu dưới da, giúp ức chế quá trình viêm, do đó những tổn thương này sẽ nhanh lành hơn, giảm các hiện tượng sưng, đau, nhiễm trùng.
- Làm giảm tình trạng thâm, sẹo rỗ
- Tình trạng thâm mụn chính là kết quả tăng sắc tố sau viêm, chiết xuất cây phỉ chứa chất chống oxy hóa cao giúp ức chế sự sản sinh sắc tố Melanin.
- Còn đối với sẹo rỗ, đây là kết quả của quá trình phân hủy collagen do những enzyme tạo ra bởi phản ứng viêm, tinh chất tannin và flovonoid sẽ ức chế quá trình này, ngăn ngừa sự hình thành sẹo, tăng cường sự tái tạo da, mờ dần và lấp đầy những vết sẹo rỗ nhỏ này.
V. Những lưu ý khi sử dụng “Cây Phỉ”
Cây Phỉ có thể gây ra những phản ứng phụ như: Buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày và táo bón; Nước tiểu sẫm màu, da và mắt vàng và đau dạ dày nặng; Tổn thương gan.
Trước khi dùng cây Phỉ, nên lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu:
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
- Dị ứng với bất kỳ chất nào của cây Phỉ
- Có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác