Dược liệu “Hổ trượng”

Tên gọi: Hổ trượng.

Tên gọi khác: Khổ trượng, Đại trùng trượng, Ban trượng, Toan trượng, Võ trượng, Khô tượng, Cám trước, Cam trừ căn, Thổ đồng thảo, Toan dũng thảo (Hòa Hàn Dược Khảo), Hổ trượng thảo, Ban trượng, Đại diệp xà tổng quản, Xuyên cân long, Ban hồng căn, Sơn già tử, Ban thảo, Bàn đảo tắng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Polygonum reynoutria/ Polygonum cuspidatum/ Reynoutria japonica.

Họ: Rau răm (Polygonaceae).

I. Đặc điểm của “Hổ trượng”

  • Cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng, cao tới 2m, giữa thân bộng. Trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng, đồng thời phình lớn. Rễ chất gỗ, bò trong đất, phình thành củ cứng màu vàng nâu, vỏ ngoài hơi đen. Lá mọc cách, cuống ngắn, phiến hình trứng, rộng, màu trên nâu đen, đầu trên hơi thắt nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mép nguyên dài 5-10, rộng 3-5cm. Hoa màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành chùm ở nách lá. Hoa đực có 8 nhị. Hoa cái có bầu 3 góc. Quả 3 cạnh màu nâu đỏ. Mùa hoa quả tháng 10-11. Trồng bằng rễ vào mùa xuân.
  • Cây mọc hoang ở nhiều nơi như ven đường, ruộng đồng và đồi núi. Ở nước ta, cốt khí củ mọc nhiều ở Sapa và một số tỉnh thành lân cận. Ngoài ra, loài thực vật này cũng được tìm thấy ở Triết Giang và Giang Tô Trung Quốc.
Cốt khí củ | BvNTP

II. Thành phần hóa học

  • Thành phần hóa học của cây cốt khí củ gồm có tannin, polygonin, antraglucozit (emodin/ rheum emodin).

III. “Hổ trượng” có tác dụng gì?

– Theo Đông Y:

  • Công dụng: Tiêu viêm, trừ phong thấp, hoạt huyết thông kinh, sát khuẩn, thanh thấp nhiệt, chỉ thống.
  • Chủ trị: Trị đau nhức gân cốt, phong tê thấp, mỏi lưng, tê bì chân tay, huyết ứ gây chậm kinh và đau bụng dưới.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Dược liệu có tác dụng hạ triglyceride, cholesterol và hạ huyết áp.
  • Cốt khí củ giúp tiêu viêm, cầm máu, hạ đường huyết, an thần, lợi tiểu và cải thiện cơn ho suyễn.
  • Hổ trượng có khả năng ức chế một số vi khuẩn thường gặp như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết,…
Hổ trượng - Trị ung nhọt, rắn độc cắn, đau do phong thấp, do chấn thương

IV. Bài thuốc có chứa “Hổ trượng”

+ Trị tiểu tiện khó (ngũ lâm), dùng Hổ trượng đốt tồn tính, Hải phù thạch, Ô tặc cốt, Đơn sa, các vị bằng nhau tán bột, khi khát sắc nước Mạch môn đông uống, mỗi lần 6g, ngày 3 lần. Kỵ rượu, tửu sắc, cá, miến, đồ sống lạnh (Vệ Sinh Gia Bảo Phương).

+ Trị phong thấp đau nhức xương: Cốt khí cũ, rễ cây Gai tầm xoong, rễ Cỏ xước, Cam thảo dây, Đơn gối hạc, Lá lốt, Dây đau xượng, mỗi vị 15g sắc uống. Hoặc dùng củ ngâm Rượu uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

+ Trị viêm gan cấp tính, sưng đau ứ máu do chấn thương: Cốt khí củ, lá Móng tay, củ Chút chít, mỗi vị 15g sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

V. Những lưu ý khi sử dụng “Hổ trượng”

  • Dược liệu có tác dụng hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể tăng co bóp tử cung và gây sảy thai, sinh non.
  • Tránh dùng đồng thời với các loại thuốc chống đông máu và thuốc co mạch.
  • Không dùng cho người bị rong kinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *