Nấm linh chi

Tên gọi: Nấm linh chi.

Tên gọi khác: Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung, nấm thần tiên.

Tên khoa học: Ganoderma lucidum.

Họ: Nấm gỗ (Ganodermataceae).

I. Đặc điểm của “Nấm linh chi”

  • Nấm Linh Chi có đặc điểm hình dáng hơi tròn hoặc bầu, mặt trên bóng, bên dưới có màu trắng đục hoặc vàng. Nấm rất dày và hơi cứng, chân Nấm dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều loại.
  • Thông thường Nấm Linh Chi thường có màu sắc đa dạng như nâu đỏ, đỏ, vàng.
  • Với điều kiện khí hậu nước ta, rất thuận lợi cho Nấm Linh Chi đỏ xuất hiện, ngoài ra với khí hậu lạnh lại là môi trường thuận lợi cho Nấm Linh Chi hồng xuất hiện.
  • Chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết Nấm Linh Chi khi thấy viền trắng xung quanh tai Nấm hoặc viền bên ngoài xung quanh tai Nấm sẽ có màu sắc nhạt hơn bên trong tai Nấm. Nếu các bạn bắt gặp Nấm Linh Chi khi còn non, mới nhú thì sẽ thấy những nụ Nấm này nhú lên trông rất giống sừng hươu, trong khi bên dưới có màu vàng cánh gián còn bên trên lại là màu trắng đục.
  • Trong tự nhiên, Nấm Linh Chi được mọc trên nhiều thân cây, đặc biệt với những thân cây đã chết, bị mục như cây mít, dừa, tràm, nhãn, cao su, bồ kết, xoài,..
  • Tùy thuộc chất dinh dưỡng mà Nấm Linh Chi có thể phát triển thành một hoặc nhiều tai Nấm.
  • Nấm Linh Chi phân bố nhiều ở các cánh rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Ở Châu Á, Nấm Linh Chi phân bố ở nhiều quốc giá như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc. Tại Việt Nam, Nấm Linh Chi phân bố nhiều ở Phú Quốc, Lào Cai, Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Các loại nấm linh chi và những lưu ý khi sử dụng - Hội sử học

II. Thành phần hóa học

  • Protein và glycoprotein, axit amin (đặc biệt là lysine và leucine), polysaccharides (carbohydrate), chất xơ, terpenoids, steroid, phenol, nucleotide, một số vitamin và khoáng chất như với kali, canxi, phốt pho, magiê, selen, sắt, kẽm, đồng… Trong số đó, thành phần có tác dụng chữa bệnh là triterpenes và polysaccharides beta – glucan.

III. “Nấm linh chi” có tác dụng gì?

Đây là một loại thảo dược được sử dụng trong Đông y từ rất lâu. Trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có đề cập đến loại thảo dược này. Đặc biệt là các dân tốc thiểu số tại Trung Quốc đã sử dụng linh chi trong điều trị rất nhiều bệnh, từ tim mạch, sinh dục, thần kinh, hô hấp, suy nhược… Cụ thể, tác dụng nấm linh chi có thể kể đến như:

  • Nâng cao thể chất, cân bằng sinh lý, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi sức khỏe tốt.
  • Bột bào tử của linh chi có tác dụng chống khối u và chống oxy hóa rất tốt. Nó ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Ngoài ra, khi kết hợp linh chi với các phương pháp điều trị ung thư có thể tăng hiệu quả và giảm được tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và giúp bệnh nhân ăn ngủ ngon hơn, đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối.
  • Cải thiện nhiều bệnh tim mạch, đặc biệt là khả năng ổn định huyết áp cao và giảm cholesterol, phòng ngừa cục máu đông nhờ khả năng chống kết tập tiểu cầu; cải thiện triệu chứng tim đập nhanh, hụt hơi, đổ mồ hôi lạnh, tay chân lạnh,…
  • Cải thiện giấc ngủ, nâng cao tinh thần, tăng cường trí nhớ, giảm đau và nặng đầu.
  • Giãn cơ trơn phế quản, giúp giảm phản ứng dị ứng, có lợi cho bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và giảm cơn hen.
  • Giảm rụng tóc nhờ cân bằng sinh lý của cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan theo cơ chế nâng cao miễn dịch của cơ thể đối với các virus gây viêm gan, phục hồi các tổn thương trên gan, cải thiện men gan và tăng cường khả năng giải độc của gan.
  • Tăng tạo máu, nâng cao chức năng tuyến tụy cho bệnh nhân tiểu đường, hạ đường huyết
  • Tăng tuần hoàn máu dưới da, tiêu diệt các gốc tự do, giúp da hồng hào sáng mịn
  • Giảm đau cho bệnh nhân viêm khớp.
Nấm linh chi có mấy loại và loại nào tốt nhất cho sức khỏe?

IV. Bài thuốc có chứa “Nấm linh chi”

  • Trà linh chi: Linh chi 9g, lá vông 12g, lá sen 12g, cúc hoa 10g. Sắc hoặc pha hãm, uống trong ngày. Trị mất ngủ suy nhược thần kinh.
  • Nước sắc linh chi trần bì bách hợp: Linh chi 10g, bách hợp 10g, trần bì 8g. Sắc nước hoặc pha hãm, chia nhiều lần uống trong ngày. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản, hen suyễn, ho gà.
  • Linh chi tán: Linh chi sấy khô tán bột. Mỗi lần uống 3g, chiêu bằng nước trà hoa cúc. Dùng tốt cho người viêm gan cấp và mạn, đau quặn vùng gan mật, hạ áp.
  • Rượu linh chi: Linh chi 100g, rượu trắng 500ml. Linh chi rửa sạch thái lát, ngâm với rượu, sau 7-10 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 15ml. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn kém, ít ngủ, quên lẫn…
  • Gà hầm linh chi: Gà 1 con, linh chi 10-15g. Gà làm sạch bỏ ruột; linh chi tán bột gói bằng túi vải xô cho trong bụng gà, hầm cách thủy, gà chín lấy bỏ bã thuốc, thêm gia vị, chia ăn nhiều lần trong ngày. Dùng tốt cho phụ nữ sau đẻ suy nhược, người sau bệnh nặng dài ngày, bà mẹ nuôi con ít sữa, người cao tuổi.
Trà Linh Chi - Trà Linh Chi Hàn Quốc - Trà Linh Chi Giá Rẻ Chính Hãng

V. Những lưu ý khi sử dụng “Nấm linh chi”

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng loại thảo dược này theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thảo dược, các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng loại thảo dược này với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *