Tên tiếng Việt: Thương Nhĩ Tử.
Tên khác: Ké đầu ngựa, Phắt ma, Thương nhĩ, Mác nháng.
Tên khoa học: Xanthium strumarium.
I. Đặc điểm của Thương Nhĩ Tử
- .Cây Thương nhĩ thử hay ké đầu ngựa là một cây nhỏ, cao độ 2m, thân có khía răng. Lá cây mọc so le. Phiến lá hình 3 cạnh, mép có răng cưa có chỗ khía hơi sâu thành 3-5 thùy, có lông ngắn cứng. Cụm hoa hình đầu có loại lưỡng tính ở phía trên, có loại chỉ gồm có hai hoa cái nằm trong hai lá bắc dày và có gai. Quả là quả giả hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật.
- Loại cây này được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, bao gồm Nga, Iran, Ấn Độ, Triều Tiên và Nhật Bản. Nó thường mọc ở đồng bằng, đồi, núi và các bãi hoang ven đường. Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.
- Thu hoach vào mùa thu, khi quả già chín, lúc trời khô ráo, hái lấy quả, loại bỏ tạp chất và cuống lá, phơi hoặc sấy nhẹ ở 40 °C đến 45 °C cho đến khô.
II. Thành phần hóa học
- Cho đến nay, nhiều nghiên cứu hóa thực vật của Thương nhĩ tử đã được tiến hành. Hơn 170 hợp chất đã được phân lập và xác định từ loài cây này. Trong số đó, sesquiterpenes và phenylpropanoids là những thành phần có hoạt tính sinh học chính và phong phú nhất trong Thương nhĩ tử. Đây được coi là những thành phần đặc trưng của loài cây này.
- Sesquiterpene lactones thể hiện các hoạt động mạnh mẽ với tác dụng chống vi khuẩn, kháng vi rút, chống khối u và chống viêm. Các axit phenolic, chủ yếu là axit chlorogenic, được coi là hoạt chất chống viêm, giảm đau chính.
III. Thương Nhĩ Tử có tác dụng gì?
- Đây là một loại thuốc cổ truyền được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về mũi, đặc biệt là trị viêm mũi dị ứng. Điều này đã được chứng minh bằng Y học hiện đại qua nhiều nghiên cứu khác nhau.
- Tác dụng chống khối u cũng được coi là đặc tính dược lý chính của chúng. Vị thuốc này đã được nghiên cứu rộng rãi trong ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết, ung thư gan, u màng não và bệnh bạch cầu.
- Chúng có tác dụng kháng viêm, hạ sốt và giảm đau đáng kể.
- Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm cũng đã được chứng minh có mặt trên Thương nhĩ tử.
- Uống dược liệu này có thể chống đái tháo đường thông qua việc làm hẹn chế tăng đường huyết và giảm các biến chứng của bệnh.
IV. Các bài thuốc có thành phần Thương Nhĩ Tử
- Chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính
– Dùng độc vị: Thương nhĩ tử (lượng thích hợp), sao cháy, tán thành bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3g. Dùng liên tục trong 10-14 ngày là 1 liệu trình, nghỉ 3-5 ngày lại uống tiếp liệu trình mới.
– Dùng phối hợp với một số vị thuốc khác: Thương nhĩ tử 8g, tân di 15g, bạch chỉ 30g, bạc hà 1,5g, tất cả tán thành bột mịn. Sau mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu thuốc bằng nước sắc hành trắng và lá chè xanh.
Cũng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc: Dùng các vị thuốc với liều lượng như trên, sắc uống trong ngày. Khi sắc lưu ý, vị thuốc tân di dùng túi vải bọc lại, để tránh lông lẫn vào nước thuốc, gây ngứa. Vị thuốc bạc hà sau khi sắc xong, mới cho vào, đun sôi lại là được.
2. Chữa bệnh ngoài da do dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt
- Dùng độc vị: Toàn cây khô nấu cao mềm, hòa nước uống ngày 6-8g. Uống liên tục 1 tháng.
Hoặc lấy toàn cây trừ rễ, nấu cao đặc, tán bột, hoàn viên. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 15g.
- Dùng phối hợp với một số vị thuốc khác:Thương nhĩ tử 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Các vị thuốc tán bột mịn. Ngày uống 20g, chia 2 lần.
Hoặc dùng:
- Thương nhĩ tử 15g, sinh địa 30g, bạc hà 12g. Nấu lấy nước uống.
- Thương nhĩ tử 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (Bỏ bã) nấu cháo.
3. Chữa viêm khớp dạng thấp, cứng khớp
- Dùng độc vị: Thương nhĩ tử (quả ké) nấu nước uống. Lá ké giã nhỏ tẩm rượu đắp ngoài.
- Dùng phối hợp với một số vị thuốc khác:Thương nhĩ tử 30g, phòng phong 30g, ngưu bàng tử (sao) 30g, sinh địa 30g, độc hoạt 30g, ý dĩ nhân 20g, nhân sâm 15g, nhục quế 12g. Tất cả giã dập cho vào túi vải ngâm với 2000ml rượu trắng. Đậy kín miệng. Sau 7-10 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 10-15ml.
V. Những lưu ý khi sử dụng Kha Tử
- Huyết hư kèm nhức đầu, ứ huyết không dùng
- Thương nhĩ tử kỵ thịt lợn