Công dụng của “Đan sâm”

Tên gọi: Đan sâm.

Tên gọi khác: ích sâm, tử sâm, đơn sâm, huyết sâm, hồng căn,…

Tên khoa học: Salvia Miltiorrhiza Bunge.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

I. Đặc điểm của “Đan sâm”

Đan sâm là một loài cỏ sống lâu năm, chiều cao khoảng 30 – 80cm, thân cây được bao phủ bởi một lớp lông ngắn màu vàng nhạt, thân vuông, có các gân dọc. Rễ đan sâm nhỏ, hình trụ, màu đỏ nâu, đường kính khoảng 0,5 – 1,5cm. Lá kép, mọc đối 3 – 5 – 7 lá chét, có cuống dài, mép lá chét có hình răng cưa tù. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài khoảng 10 – 20cm, hoa mọc vòng, có màu xanh tím nhạt. Quả đan sâm nhỏ, dài khoảng 3mm, rộng khoảng 1,5mm. Mùa hoa thương vào khoảng tháng 5 – tháng 8 hằng năm, mùa quả vào khoảng tháng 6 – tháng 9 hằng năm.

Dược liệu đan sâm là phần rễ của cây. Vào mùa xuân hoặc mùa thu, người ta thu hái rễ và thân rễ đan sâm, rửa sạch, cắt bỏ các rễ con và phần thân còn sót lại rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Trước đây, vị thuốc đan sâm thường được nhập từ Trung Quốc. Gần đây, cây đan sâm đã được trồng tại các tỉnh miền núi của Việt Nam. Cây sinh trưởng tốt, có năng suất và hàm lượng hoạt chất cao.

Có 2 cách bào chế đan sâm:

  • Đan sâm khô: Loại bỏ tạp chất và phần thân còn sót lại, đem đi rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày rồi phơi khô để dùng;
  • Tửu đan sâm (chế rượu): Lấy rễ đan sâm thái thành từng phiến, thêm rượu vào, trộn đều và đậy kín trong khoảng 1 giờ để cho rễ ngấm hết rượu. Sau đó, đem sao nhỏ lửa tới khi khô thì lấy ra, để nguội. Tỷ lệ là 10kg đan sâm tương đương 1 lít rượu.
Cây đan sâm có tác dụng gì? | Vinmec

II. Thành phần hóa học

Rễ Đan sâm chứa một số nhóm hợp chất chủ yếu sau: Phenol và acid phenolic: danshensu, acid rosmarinic , acid rosmarinic methyl ester, các acid salvianolic A, B,C,G, acid lithospermic, acid lithospermic dimethyl ester.

III. “Đan sâm” có tác dụng gì?

Tác dụng của Đan sâm theo y học cố truyền:

Trong Đông y, thảo dược có vị ngọt, tính hàn nhẹ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Thảo dược không có độc tố, tác động thẳng vào 2 tâm kinh và can chủ trị nhiều bệnh khác nhau như:

  • Hoạt huyết, thông kinh, thanh tâm, giải trừ phiền muộn
  • Chữa trị bệnh rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, đau bụng, tiêu ứ
  • Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng thần định chính, thông lợi quan mạch
  • Đau nhức xương khớp, vai gáy
  • Điều trị chứng an thần, tinh thần suy nhược, thanh tâm, bổ phế

Tác dụng của Đan sâm theo y học hiện đại:

Thảo dược chứa hơn 200 hợp chất, hơn 40 tanshinone, Acid Salvianolic được cho là thành phần dược học chính chịu trách nhiệm nhiều đặc tính của thảo mộc. Rễ có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất hữu cơ khác, cùng các vitamin, khoáng chất có tác dụng dược lý đối với những bệnh sau:

  • Giảm rối loạn tuần hoàn máu vi mạch, giãn tĩnh mạch, mao mạch nhờ hoạt chất Tanshinone IIA – hoạt chất có tác dụng làm giãn các tĩnh mạch, giảm nhồi máu cơ tim cấp. Sử dụng thảo dược thường xuyên rất tốt cho tim mạch, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim.
  • Ổn định hồng cầu, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa xơ vữa động mạch vành.
  • Nhờ các hoạt chất miltiron và salvinon có khả năng chống đông máu, huyết khối nên dược liệu có thể chữa bệnh đông máu, tụ huyết.
  • Chữa rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, bồn chồn, nhiễm khuẩn qua da, đau thắt ngực…
  • Bảo vệ tim, tránh rối loạn chức năng tim.
  • Có chứa nhiều chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho cơ thể, phòng chống bệnh ung thư.
Công dụng Đan sâm và những bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả

IV. Bài thuốc có chứa “Đan sâm”

1. Chữa đau tức ở ngực, đau nhói vùng tim

Đan sâm 32g; xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 20g; hồng hoa 16g; xích thược, hương phụ chế, hẹ, qua lâu, mỗi vị 12g; đương quy vĩ 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Đan sâm 32g; xích thược, xuyên khung, hoàng kỳ, hồng hoa, uất kim, mỗi vị 20g; đảng sâm, toàn đương quy, trầm hương, mỗi vị 16g; mạch môn, hương phụ, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

2. Chữa suy tim: Đan sâm 16g; đảng sâm 20g; bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc thông, mỗi vị 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang

3. Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai: Đan sâm, sa sâm, thiên môn, mạch môn, thục địa, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị 12g; toan táo nhân, viễn chí, bá tử nhân, mỗi vị 8g; ngũ vị tử 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

4. Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ: Đan sâm, bạch thược, đại táo, thảo quyết minh (sao), mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 16g; dành dành, nhân hạt táo (sao), mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

5. Chữa đau dây thần kinh liên sườn: Đan sâm, bạch truật, bạch thược, bạch linh, uất kim, sài hồ, thanh bì, mỗi vị 8g; bạc hà, hương phụ, cam thảo, mỗi vị 6g; gừng 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

6. Chữa viêm gan mạn tính, đau vùng gan: Đan sâm, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang

7. Chữa xơ gan giai đoạn đầu:

Đan sâm 16g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, bạch truật 12g; bạch linh, bạch thược, sài hồ, hoàng kỳ, mỗi vị 10g; ngũ gia bì, chi tử, mỗi vị 8g; gừng, đại phúc bì, cam thảo, đại táo, mỗi vị 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

8. Chữa viêm khớp cấp:

Đan sâm 12g; hy thiêm, ké đầu ngựa, thổ phục linh, kim ngân, mỗi vị 20g; tỳ giải, kê huyết đằng, mỗi vị 16g; ý dĩ, cam thảo nam, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

9. Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim:

Đan sâm 12g; kim ngân hoa, ké đầu ngựa, thổ phục linh, đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 20g; bạch truật, kê huyết đằng, tỳ giải, mỗi vị 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Khi có loạn nhịp: Đan sâm 16g; sinh địa, kim ngân, mỗi vị 20g; đảng sâm 16g; chích cam thảo, a giao, mạch môn, hạt vừng, đại táo, liên kiều, mỗi vị 12g; quế chi 6g; gừng sống 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

10. Chữa kinh nguyệt không đều: Đan sâm, thục địa, hoài sơn, sài hồ, bạch thược, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, phục linh, đan bì, mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

11. Chữa đau kinh, bế kinh: Đan sâm, đương quy, sinh địa, mỗi vị 10g; hương phụ, bạch thược, xuyên khung, mỗi vị 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Đan Sâm (Rễ và thân rễ) - Bệnh học 4 phương

V. Những lưu ý khi sử dụng “Đan sâm”

  • Đan sâm được dùng độc vị hoặc là thành phần trong những bài thuốc chữa các bệnh về tâm, huyết mạch, phụ khoa… với liều dùng từ 6 – 12g, sắc uống hoặc hoàn tán. Cần lưu ý, Đan sâm úy diêm thủy, kỵ giấm, phản Lê Lô.
  • Trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *