Tên gọi: Hồng hoa.
Tên gọi khác: Rum, Hồng lam hoa.
Tên khoa học: Carthamus tinctorius L.
Họ: Asteraceae (Cúc)
I. Đặc điểm của Hồng Hoa
- Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,6 – 1m, có thể đến 1,5 m. Thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, không cuống, hình bầu dục hoặc hình trứng thuôn, dài 4-9 cm, rộng 1-3 cm, gốc tròn ôm lấy thân, đầu nhọn sắc, mép có răng không đều, dạng gai nhọn sắc, hai mặt màu xanh lục sẫm, gân giữa lồi ở mặt sau.
- Cụm hoa mọc thành đầu ở ngọn thân; tổng bao gồm những lá bắc ngoài có dạng lá, hình mác, mép có gai, những lá bắc trong nhỏ hơn hình trứng, mang 5 – 7 gai ở đầu và các vảy dạng sợi mỏng, trong suốt ở vòng trong cùng; hoa màu đỏ cam đính trên đế hoa dẹt; bao hoa hình ống dạng sợi, đỉnh có 5 thùy rất hẹp; nhị 5, đính ở họng của bao hoa thành ống bao quanh nhụy; không có mào lông.
- Quả bế, hình trứng, dài 5-8 mm, rộng 4-5 mm ở đỉnh có 4 cạnh lồi. Mùa hoa : tháng 6-8; mùa quả: tháng 9-10.
II. Thành phần hóa học
- Hoa hồng hoa chứa carthamin trong đó aglvcon gồm 2 đơn vị carthamidin và isocarthamidin. Ngoài carthamin còn có một số sắc tố màu vàng là saflor yellow A, sailor yellow B và saflomin A.
- Hạt chứa serotobenin, N-feruloyltrvptamin và N – (p.coumaroyl) – tryptarnin. Ngoài ra, hạt còn có luteolin, luteolin – 7 – o – p – o – glucopyranosid, p – sitosterol, p – sitosterol -3-0 – p – D – glucopyranosid, nhiều acid carboxylic: acid lauric, acid myristic, acid palmitic, acid linoleic, acid arachidic và acid oleic, 15a, 20p – dihydroxy – pregn – 4 – en – 3 – on diglucosid.
- Khi hạt hồng hoa nảy mầm xuất hiện một số dẫn chất polyacetylen : 1-tridecen – 3,5,7,9 – 11 – pentayn; (11Z) – trideca – 1,11 – dien – 3,5,7,9 – tetrayn; (3Z, 11Z) – trideca – 1,3,11 – trien – 5,7,9 – triyn; (3E, 5Z, 11E) – trideca – 1,3,5,11 – tetraen – 7,9 – diyn và (3Z, 5E, 11E) – trideca – 1,3,5,11 – tetraen – 7 – 9 – diyn. Hạt chín không có các dẫn chất polyacetylen này. Trong các tế bào nuôi cấy của hồng hoa có ubiquinon 9. Hồng hoa còn có polysaccharid.
III. Hồng Hoa có tác dụng gì?
Tác dụng của hồng hoa là chủ yếu được dùng chữa ùn ứ kinh, đau kinh, ứ máu sau đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Đôi khi hồng hoa được sử dụng để uống cho ra thai đã chết trong bụng. Trong đó, dược liệu còn có tác dụng thanh nhiệt, ra mồ hôi, và được dùng trong bệnh viêm phổi, viêm dạ dày khi kết hợp với các vị thuốc khác.
Cây hồng hoa còn dùng để làm thuốc nhuộm màu vàng đỏ và để nhuộm màu thực phẩm. Phụ nữ có thai không nên sử dụng hồng hoa. Dịch ép từ quả được dùng xoa ngoài da chữa thấp khớp. Ngoài ra cây còn được dùng để điều trị sởi, bệnh tinh hồng nhiệt.
Chữa một số bệnh khác như là chữa viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng teo cơ, dính cứng khớp, sỏi đường tiết niệu, chữa chàm, phòng chống nổi ban, sởi,…) khi kết hợp với các dược liệu khác.
IV. Các bài thuốc có Hồng Hoa
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc có hồng hoa chữa bệnh hiệu quả dưới đây:
- Loại bỏ thai lưu trong bụng: Hồng hoa đun với rượu xong uống. Hoặc kết hợp hồng hoa cùng rễ cây gấc, cỏ nụ áo, vỏ cây vông đồng, lá đào, sắc nước rồi chế thêm đồng tiện.
- Chữa huyết vận lên tim: Hồng hoa 40g, sắc cùng rượu và đồng tiện.
- Dưỡng huyết: Hồng hoa cân 2g, sắc uống.
- Ứ máu, thông kinh: Hồng hoa 6 – 8g, sắc hoặc ngâm rượu để dùng.
- Chữa đau bụng với phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ tắc kinh lâu ngày: Hồng hoa, tô mộc, nghệ đen, đều 8g sắc, rồi cho thêm một chén rượu.
V. Lưu ý trước khi sử dụng Hồng Hoa
Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, không được tự ý sử dụng, việc kết hợp các dược liệu phải được sự đồng ý từ bác sĩ đông y để đạt được hiệu quả trị bệnh hiệu quả nhất.