Tên gọi: Hạnh nhân.
Tên gọi khác: Ô mai, Hạnh, Khổ Hạnh nhân, Bắc Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân.
Tên khoa học: Semen Pruni Armeniacae.
Họ: Hoa hồng (Rosaceae)
I. Đặc điểm của “Hạnh nhân“
- Hạnh nhân là loài cây thân gỗ cao từ 4 – 10m, đường kính đến 30cm. Cành non có màu xanh, dần chuyển tím và cuối cùng là màu xám khi đến năm thứ 2. Lá dài 7,5 – 12,5 cm, 1 mép lá có răng cưa, cuống dài 2,5cm.
- Cây ra hoa cuối tháng 1 đầu tháng 2, mỗi hoa đường kính 1 – 3cm, với 5 cánh. Hoa màu đỏ sẫm, hồng hoặc trắng. Sau khi hoa rụng, cây mơ sẽ ra lá, các lá hình ô van nhọn ở phần đầu. Quả mơ hình tròn, vỏ xanh lục khi còn non và chuyển vàng hơi đỏ khi quả chín, cùi thịt bên trong màu vàng.
- Hạt mơ rộng 0,8 – 1,5cm, dài 1 – 1,9cm, dày 0,5 – 0,8cm. Mặt ngoài nâu vàng đến nâu sâm, với một đầu tròn và đầu còn lại nhọn. Vỏ ngoài mỏng, hạt bên trong có hai lá mầm nhiều dầu béo, màu trắng kem.
II. Thành phần hóa học
- Khổ hạnh nhân chứa các thành phần hóa học gồm amygdalin (amygdalin) khoảng 3%, dầu béo khoảng 50%, và có chứa amygdalin enzyme (emulsin), amygdalin enzyme (amygdalase).
- Ngoài ra dược liệu này còn chứa chất đạm và nhiều loại vitamin như vitamin nhóm B, vitamin nhóm E cùng hàm lượng khoáng chất dồi dào với photpho, kali, magie, sắt, canxi…
III. “Hạnh nhân” có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền:
- Tính vị: Vị đắng, hơi ấm và hơi độc
- Quy kinh: Đại tràng, Kinh phế
- Công dụng: Nhuận tràng thông tiện, trị chứng tắc hầu, chứng đầy, ho ngoại cảm, hen suyễn, trừ đờm, tuyên phế, bình suyễn, ngừng ho.
- Chủ trị: Táo bón do tràng táo, ho suyễn do phế nhiệt, ho do phong nhiệt hoặc phong hàn. Tâm lạnh bôn đồn, họng tắc hạ khí, ho ngược đưa khí lên. Tiêu tan cấp mãn ở dưới vùng tâm, giải cơ, váng đầu thời tiết, khí phong đi lại, dưới tâm phiền nhiệt, kinh giản.
Theo y học hiện đại:
- Kìm hãm sự sinh sôi của nhiều loại vi khuẩn như phó thương hàn, trực khuẩn thương hàn…
- Hỗ trợ giảm ho suyễn, ức chế nhẹ trung khu hô hấp do chất cyanhydric acid được thủy phân từ glucosid của hạt mơ
- Tác dụng nhuận tràng đến từ thành phần Benzaldehyde có tác dụng ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin
- Có ảnh hưởng lên hệ hô hấp
- Ngăn ngừa oxy hóa và các tác nhân gây ung thư
- Phòng chống các bệnh về tim mạch
- Trị nám da, tăng cường sức khỏe
IV. Các bài thuốc có chứa “Hạnh nhân”
Một số bài thuốc từ “Hạnh nhân”
- Trị viêm phế quản mạn tính: Khổ hạnh nhân có vỏ trộn với đường phèn, uống 10g/lần trong vòng 10 ngày.
- Trị viêm họng, ho lâu ngày khản tiếng, viêm phế quản: 4g ô mai, 2g gừng sống, 8g lá tre, 5g cam thảo dây, 4g lá chanh, 5g chua me đất. Sắc với 500ml nước còn 250ml, chia làm 2 phần dùng hết trong ngày.
- Trị táo bón: Bá tử nhân, hỏa ma nhân, hạnh nhân mỗi loại 10g sắc lấy nước uống.
- Trị viêm âm đạo do trùng roi: Đắp nước hoặc cao hạnh nhân kết hợp với lá dâu, dầu mè mỗi ngày.
- Trị buồn nôn, chóng mặt: 100g gạo lứt, 30g hạt ý dĩ, 6g trần bì, 8g hạnh nhân. Sắc lấy nước trần bì chung với hạnh nhân, dùng nước này nấu cháo gạo lứt, bổ sung thêm hạt ý dĩ. Ăn khi còn ấm nóng và dùng hết trong ngày.
V. Lưu ý khi sử dụng “Hạnh nhân”
- Khổ hạnh nhân có chứa amygdalin, dưới tác dụng của men và dịch vị sẽ cho acid xyanhydric (HCN) và aldehyt benzoic (có tác dụng long đờm). Chất HCN có tác dụng với trung khu thần kinh, lúc đầu gây hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn đến co quắp, sau đó hôn mê, nên không được uống quá liều lượng. Dùng sống rất dễ bị ngộ độc; nếu bị ngộ độc, có thể lấy 100-125g vỏ cây mơ, sắc uống để giải độc.
- Trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ.