Tên gọi: Khiếm Thực.
Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực.
Tên khoa học: Semen euryales Ferox.
Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae)
I. Đặc điểm của Khiếm Thực
- Khiếm thực là cây thuốc mọc phổ biến ở các đầm ao, sống hằng năm. Lá của cây có hình tròn rộng và nổi lên trên mặt nước. Mặt trên của lá có màu xanh còn mặt dưới thì có màu tím.
- Cành mang hoa thường trồi hẳn lên trên mặt nước, đầu mỗi cành sẽ có một hoa, sáng nở và chiều héo. Phần quả có hình cầu, là chất xốp có hình cầu, có gai ở mặt ngoài. Phần đỉnh quả còn đài sót lại, hạt chắc có hình cầu, màu đen.
- Mô tả dược liệu: Vị thuốc khiếm thực có hình cầu, đa phần là hạt vỡ. Hạt hoàn chỉnh sẽ có đường kính từ 5 – 8mm. Phần vỏ hạt có màu đỏ nâu, 1 đầu có màu trắng vàng chiếm khoảng 1/3 hạt. Sau khi bỏ đi lớp vỏ lụa sẽ thấy hạt có màu trắng và chất tương đối cứng.
II. Thành phần hóa học
Sau đây là một số thành phần được ghi nhận là có trong dược liệu khiếm thực:
- Catalaza
- Tinh bột
- Protid
- Hydrat Carbon
- Calcium
- Calcium
- Nicotinic acid
- Vitamin C
- Thiamine
- Phosphor
III. Khiếm Thực có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại:
- Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu được ghi nhận.
Theo y học cổ truyền:
- Công dụng: Ích tinh khí, bổ trung, chỉ khát, làm sáng mắt, bế khí, trừ thấp…
- Chủ trị: Đau nhức dây thần kinh, đau lưng mỏi gối, tê thấp, đi đái nhiều, di tinh…
IV. Các bài thuốc có Khiếm Thực
1. Bệnh viêm phế quản mạn tính, đối với người già mắc bệnh hư suyễn
- Chuẩn bị dược liệu: Khiếm thực 50g, gạo tẻ 100g, cùi hồ đào đã nghiền nát 10g, táo nhân 10g.
- Các bước tiến hành: Lấy phần khiếm thực đã được chuẩn bị đi đập nhỏ. Tiến hành cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nấu cháo, có thể thêm đường phèn cho vừa ăn. Chia làm 2 phần bằng nhau, dùng hết trong ngày.
2. Chữa chứng thận hưu, tiểu tiện đục, khí nhược
- Chuẩn bị nguyên liệu: Khiếm thực giã nát 15g, gạo tẻ, phục linh giã nát 10g.
- Các bước tiến hành: Lấy tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem nấu cháo. Sử dụng đều đặn trong vòng 5 đến 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Chữa chứng di mộng tinh ở nam giới, mất ngủ
- Chuẩn bị nguyên liệu: Khiếm thực 10g, phục thần 20g, 40g hạt sen.
- Các bước tiến hành: Sử dụng hỗn hợp đun trên lửa nhỏ cho đến khi mền. Bỏ bã phục thần, ăn các phần còn lại, có thể thêm đường cho vừa ăn.
4. Chữa các bệnh vể thận hư, dái dầm, di tinh, tỳ hư, ỉa chảy
- Chuẩn bị nguyên liệu: Khiếm thực 20g, gạo lứt 100g, đường phèn, hạt kim anh 15g.
- Các bước tiến hành: Đầu tiên bạn cần sơ chế tất cả nguyên liệu trước khi nấu. Đối với hạt kim anh cần loại bỏ nhân. Sau đó, đem khiếm thực và hạt tinh ánh đã sơ chế sắc lấy nước bỏ bã. Thêm 100g gạo lứt đã chuẩn bị vào nấu cháo, đun sôi cho đến khi cháo chín, thêm đường. Lưu ý cần sử dụng hết trong một ngày.
5. Chữa chứng tiểu đêm nhiều lần, đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém
- Chuẩn bị nguyên liệu: Khiếm thực 8g, phá cố chỉ, ích trí nhân mỗi vị 6g.
- Các bước tiến hành: Khiếm thực đã được sao vàng và tán bột mịn, sắc uống cùng với các vị thuốc còn lại.
6. Bài thuốc dung cho bệnh nhân thần kinh suy nhược hoặc viêm ruột mạn tính
- Chuẩn bị nguyên liệu: Khiếm thực, kim anh tử tỷ lệ 1:1
- Các bước tiến hành: Tán nhỏ khiếm thực cùng với kim anh tử, thêm mật hoàn viên. Sử dụng mỗi lần 4g, ngày nên uống từ 2 đến 3 lần.
V. Lưu ý trước khi sử dụng Cẩu Tích
Khiếm thực là một vị thuốc có nhiều công dụng đối với việc điều trị chứng di tinh, bạch đới hay tiêu chảy. Nếu bạn biết sử dụng chúng đúng cách, đúng liều lượng có thể giúp dược liệu này phát huy hết tác dụng của nó. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều khiếm thực do chúng có thể gây chứng khó tiêu và không tốt cho Tỳ vị. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn.