Tên gọi: Thục Địa.
Tên khác: Thục địa hoàng, Địa hoàng than, Sinh địa,…
Tên khoa học: Rehmannia glutinosa Libosch.
Họ: Hoa mõm chó (danh pháp khoa học: Scrophulariaceae)
I. Đặc điểm của Thục Địa
- Địa hoàng là cây thân thảo sống nhiều năm, cây được sử dụng để làm thuốc. Toàn cây được bao phủ bởi lông mềm, màu trắng, chiều cao trung bình từ 20 – 30cm.
- Lá mọc đối xứng ở các đốt của thân, thường tập trung ở dưới gốc cây. Phiến lá có hình bầu dục dài hoặc hình trứng ngược, đuôi tù, mép lá có răng cưa tù nhưng không đều. Lá dưới gốc hẹp và dài hơn so với lá ở ngọn, mặt lá có nhiều nếp nhăn.
- Hoa mọc thành chùm ở ngọn cây, có 5 cánh, mặt ngoài có màu đỏ tím mặt trong có màu vàng xen lẫn các vân tím. Quả bế đôi, hình dáng tương tự quả trứng, chứa nhiều hạt màu nâu nhạt.
II. Thành phần hóa học
Thục địa chứa các thành phần hóa học sau:
- Ajugol, Catapol, Leonuride, Aucubin, Melittoside (theo Sinh Dược Học Tạp Chí ).
- Isoacteoside
- Manitol, Campesterol, Catalpol, Glucose, b-Sitosterol, Stigmasterol,… (theo Chinese Herbal Medicine).
- Glutinoside và Monometittoside.
- Actioside và Rehmaglutin A, B, C, D.
III. Thục Địa có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền:
- Thục địa vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận được xem là một vị thuốc chủ yếu để bổ thận, bổ máu, tráng tinh. Vì vậy Thục địa thường xuất hiện trong các bài thuốc gian dân Đông Y điều trị bệnh cao huyết áp, suy nhược cơ thể, hạ đường huyết, chống viêm.
- Ngoài ra Thục địa cũng đặc biệt tốt cho cả nam và nữ giới: Giúp nam bổ thận tráng tinh và bổ máu cho phụ nữ vào thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau sinh con.
Theo y học hiện đại:
- Thục địa được sử dụng phổ biến trong Đông Y trước khi được sử dụng trong y học hiện đại. Theo một số nghiên cứu, Thục địa có những công dụng như:
- Ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt hữu hiệu với phụ nữ mãn kinh và người già mắc bệnh loãng xương.
- Thục địa kháng viêm rất tốt
- Thực địa cũng được đánh giá cao về hiệu quả tăng cường miễn dịch, đặc biệt là khả năng ức chế miễn dịch mà không gây tổn thương thận như corticoid
- Ổn định đường huyết và giúp hạ đường huyết từ từ.
IV. Các bài thuốc có Thục Địa
Thục địa được sử dụng trong một số bài thuốc sau đây:
- Cao huyết áp: Cho Thục địa vào nồi với 1 lít nước và sắc, khi sôi 15 phút thì tắt bếp và lấy nước uống. Uống liên tục khoảng 2-3 tuần sẽ thấy hiệu quả
- Bổ máu: Hầm 50g Thục địa với 1 lạng tiết heo và 10 chân gà đã làm sạch rồi ăn. Một tuần ăn 1 lần sẽ giúp bổ máu.
- Táo bón: Hầm thịt heo với 100g Thục địa rồi ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón
- Đau đầu: Sử dụng 200g Thục địa, 100g sơn thù du, 30g hoài sơn, 30g bạch phục và 30g mẫu đơn bì linh sắc lấy nước uống.
- Đau nhức xương khớp: 10g nhung dung sấy khô đã tán thành bột sau đó trộn với mật ong và 20g Thục địa rồi vo thành viên. Mỗi ngày uống 2-3 viên trong vòng 1 tháng.
V. Lưu ý trước khi sử dụng Thục Địa
Tuy có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng khi sử dụng Thục địa cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không dùng Thục địa cho người hay bị đau bụng, tiêu hóa kém, bị bệnh tiêu chảy
- Không dùng chung Thục địa với bối mẫu, vô di, tam bạch, la bặc, thông bạch, cửu bạch…
- bảo quản Thục địa trong bình kín vệ sinh để tránh ẩm mốc, sâu mọt
- Nên tìm mua Thục địa ở những địa điểm uy tín. Vì quy trình sản xuất khá phức tạp nên dễ gặp những nơi bán không đảm bảo chất lượng thì sẽ không đạt được hiệu quả chữa bệnh như mong muốn.