Vị thuốc từ cây “Bưởi”

Tên gọi: Bưởi.

Tên tiếng việt: Chu loan, Mác pục (Tày), Plài pình (Kho)

Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osb.

Họ: Rutaceae (Cam)

I. Đặc điểm của “Bưởi”

  • Cây nhỡ, cao 8 -12 m. Cành có gai nhỏ ở kẽ lá, lúc đầu có lông, sau nhẵn.
  • Lá mọc so le, phiến dài, hình trái xoan hoặc hình trứng, gốc và đầu tù,  mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới nhạt, có gân lồi nổi rõ, cuống lá có cánh rộng tạo với phiến lá thành hình số 8.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm 6 -10 hoa màu trắng rất thơm, lá bắc và cuống hoa có lông, đài hình đẩu, có 4-5 răng nhỏ hàn liền, tràng có 5 cánh dài, rời nhau, nhị nhiều, ngắn bằng nửa cánh hoa, xếp tỏa tròn rất sít ոhau, bầu hình cầu, có lông.
  • Quả hình cầu, cùi rất dày, màu vàng hoặc màu đỏ nhạt (tùy giống), trong có nhiều múi mọng nước, hạt dẹt có cạnh và chất nհầy bao quanh. Lá và vỏ quả có tinh dầu thơm
  • Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 8 – 11.
Công dụng của bưởi mà ít ai biết đến, tác dụng cuối sẽ khiến bạn bất ngờ

II. Thành phần hóa học

Lá:

  • Lá bưởi chứa 0,2 – 0,3 % tinh dầu.

Hoa: 

  • Hoa bưởi thu thập được ở miền Bắc Việt Nam cho tinh dầu với 23 thành phần trong đó có α – pinen 1,20%, limonen 6,75%, linalol 21,15%. Α – terpincol 1,10%, nerol 1,60%, geranial 1,75%, nerolidol 32,70%, Cedrol 15,35%, farnesol 20,00% (Phùng Bạch Υến 1989).
  • Sau khi thu hái, hoa bưởi cần được cất ngay trong νòng, 12 giờ.Tinh dầu từ hoa của các mẫu khảo sát nói trên chứa 41 thành phần, trong đó có sabinen vết – 4,25%, β – pinen 0,28 – 5,97%, α – phelandren 1,83 – 7,77%, limonen 6,04 – 35,57%, trans – β’ – ocimen vết – 14,51%, linalol 8,48 – 23,76%, nerolidol 9.01 – 40,04%, farinesol 8.03 – 20.49% (Nguyễn Mạnh Pha. 1993).

Quả: 

  • Dịch ép múi bưởi chứa đường 4 – 10%, acid citric, vitamin C 80 – 100mg/100g quả.

Vỏ:

  • Vỏ quả chứa tinh dầu 0,30% (phương pháp ép) – 0,9% (phương pháp cất), flavonoid, pectin. Tinh dầu vỏ quả của 6 chủng loại nói trên chứa 30 thành phần trong đó có myrcen 1,93 – 50,66%. Limonen 41,45 – 93,59% (Nguyễn Mạnh Pha, 1993).
  • Vỏ quả bưởi chứa 2,50 – 3,20% flavonoid toàn phần (Nguyễn Thị Chung, 1990). Theo Trung dược từ hải II, 1996, các flavonoid là neohesperidin, poncirin. isosakuranetin, 7 – β – neohesperidosid.

Hạt:

  • Hạt bưởi chứa dầu béo, limonin, obacunon, obaculacton. Theo E. Cousin và cộng sự (1941). hat cho 34,72% (chiết Xuất bằng phương pháp ép) . 59,04% dầu béo (bằng phương pháp chiết xuất bằng dung môi).
  • Dầu béo có tỉ trọng D28, 09135 – 09146. chỉ số khúc xạ nD28 1,4690 – 1,4745, chỉ số acid 5, 12; chỉ số ester 173,63; chi số iod 92,46; chi số acety 15,56.

III. “Bưởi” có tác dụng gì?

  • Vỏ quả bưởi được dùng chữa ho, đờm tích đọng ở họng và phế quản, đau bụng, ăn uống không tiêu. Bỏ lớp cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng rồi sao. Ngày dùng 4 -12 dưới dạng thuốc sắc uống
  • Lá bưởi già chữa cảm sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi. Kém ăn, sưng đau chân do hàn thấp chướng khí, giảm đau do trúng phong, tê bại. Ngày dùng 10 – 20g lá tươi. Sắc uống. Có thể nấu nước để xông và ngâm chân và dùng lá xát vào chân.
  • Lá bưởi non được nướng chín để nắn, xoa bóp chỗ đau cho tan máu ứ, sai khớp. sưng, bong gân, gãy xương do ngã hay bị đánh đập. Sau đó lấy lá khác giã nát bó vào chỗ bị tổn thương. Lá bưởi tươi nấu với nhiều lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu. Có thể dùng lá để cất tinh dầu. Nhưng có hại cho sự ra hoa kết quả.
  • Dịch ép múi bưởi là thuốc chữa tiêu khát (đái tháo), thiếu vitamin C, làm nguyên liệu chế acid citric thiên nhiên.
  • Nước hoa bưởi được cất từ hoa bưởi và dùng phối hợp với nhiều dược liệu có mùi thơm khác như hồi, quế để làm thơm các thức ăn. bánh ngọt, nước giải khát.
5 bài thuốc đơn giản từ hoa bưởi vườn nhà – Mẹ Tự Nhiên

IV. Cái bài thuốc có chứa “Chu loan”

Một số bài thuốc chữa bệnh từ bưởi:

Bài 1: hạt bưởi 15g giã nát sắc uống để chữa thoát vị, sa ruột, sa dạ dày tử cung, bôi ngoài để chữa lang ben bạch điến (theo kinh nghiệm dân gian).

Bài 2: Xâu các hạt bưởi vào sợi dây thép, đốt trên ngọn lửa cho thành than, nghiền nhỏ; gội rửa nơi chốc bằng nước ấm, chấm khô, rắc bột thuốc. Ngày 1 – 2 lần; làm liên tục 5 – 7 ngày. Chữa chốc đầu trẻ em.

Bài 3: lá bưởi tươi kết hợp với nhiều lá thơm khác, nấu xông chữa cảm cúm, nhức đầu hoặc để gội đầu làm sạch gàu, tóc thơm bóng mượt, phòng trị nấm tóc và ngứa da đầu.

Bài 4: vỏ bưởi khô 4 – 12g, sắc uống hay kết hợp với các thuốc khác. Chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho.

Bài 5: vỏ bưởi đào 20 – 30g, mộc thông 20 – 30g, bồ hóng bếp 20 – 30g, diêm tiêu 12g, cỏ bấc 8g. Sắc uống ngày 2 lần, vào lúc đói, trước và sau khi uống ăn một khẩu mía. Chữa thũng trướng. Lưu ý: kiêng muối và chất mặn.

Bài 6: vỏ bưởi đào 600g, cỏ roi ngựa 500g, bồ hóng bếp 400g, bích ngọc đơn 400g, hồi hương 200g, quế thanh 200g, phèn phi 200g, phèn chua 100g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 20g. Tác dụng làm tiêu phù.

  • Tầm gửi cây bưởi trị phong thấp nhức mỏi, chữa ho lâu ngày.
  • Tinh dầu hoa bưởi khử mùi, trị tóc khô tóc rụng.
  • Trái bưởi non phơi khô cắt lát sao vàng sắc nước uống trị gan nhiễm mỡ, ăn uống chậm tiêu.
TINH DẦU VỎ BƯỞI (GRAPEFRUIT)

V. Lưu ý trước khi sử dụng “Đại hoàng”

  • Người đang bị cơn đau do bệnh gout, viêm loét dạ dày… không nên dùng bưởi.
  • Trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *