Tên tiếng Việt: Xạ Can.
Tên khác: rẻ quạt, biển trúc, ô bồ, ô phiến, hoàng viễn, ô siếp, dạ can, ô xuy, thảo khương, phược dực, quỷ phiến, biển trúc căn, hoàng tri mẫu, khai hầu tiễn, lãnh thủy đơn, tử hoa ngưu, ô phiến căn, tử hoa hương, tiên nhân chưởng, điểu bồ, dã huyên thảo, ngọc yến, tử hồ điệp…
Tên khoa học: Belamcanda chinensis Lem.
I. Đặc điểm của Xạ Can
- .Cây thân cỏ có phần rễ rất phát triển. Thông thường xạ can có phần lá mọc thẳng đứng, có khi cao tới 1 m, có hình mác dài khoảng 20 đến 40 cm còn rộng từ 15 đến 20mm. Lá hình phiến dài có gan lá song song, thông thường lá phía dưới úp lên gốc lá ở phía trên. Hoa có cuốn, cánh hoa màu vàng cam. Còn phần quả thì hình trứng có 3 van và dài khoảng 23 đến 25mm, phần hạt màu xanh đen và có hình cầu.
II. Thành phần hóa học
- Hoạt chất glucozit iridin và glucozit belamcandin…
- Trong xạ can có chứa nhiều isoflavonoids (belamcandinin, iridin, irigenin, irisolidinon, irisflorentin, iristectorigenin A, munginin, tectoridin, tectorigenin) và flavonoids (rhamnocitrin)… Trong đó tectorigenin là hoạt chất được nghiên cứu rất nhiều với khả năng kháng dị ứng, kháng khuẩn, chống oxy hóa…
III. Xạ Can có tác dụng gì?
- Xạ can vị đắng, tính lạnh, hơi độc, quy kinh can và phế.
- Tác dụng của xạ can là thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tiêu đàm.
- Xạ can thường được dùng để điều trị viêm họng, hầu họng sưng đau, ho có đờm, hen, khó thở, viêm amidan.
- Ngoài ra, còn được dùng để chữa sốt, đại tiểu tiện không thông lợi, viêm tuyến vú tắc tia sữa; đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày; điều trị các vết loét ngoài da…
IV. Các bài thuốc có thành phần Xạ Can
Ngoài điều trị ho Xạ Can còn dùng để điều trị một số các bệnh khác, dưới đây là các bài thuốc sử dụng Xạ Can:
1/ Trị ho có khí nghịch lên, cổ họng có nước
- Chuẩn bị: 13 củ xạ can, 120g ma hoàng, 120g sinh khương, 90g khoản đông hoa, 90g tế tân, 90g tuer uyển, 7 quả đại táo, nửa lít ngũ vị tử, 1 lượng bán hạ vừa đủ.
- Cho ma hoàng vào nấu với 2 lít nước, vớt bọt rồi cho các vị thuốc còn lại vào nấu sôi lên là có thể dùng được.
- Chia ra uống 3 lần trong ngày.
2/ Trị thủy cổ, trướng bụng, da xám đen
Dùng xạ can giã lấy nước cốt rồi uống mỗi ngày 1 chén.
3/ Trị ghẻ lở
- Chuẩn bị: 80g xạ can, 80g thăng ma
- Đem nguyên liệu nấu với 3 chén nước và đùng dể uống, tận dụng phần bã để đắp lên vết thương.
4/ Trị họng sưng đau
- Dùng 20g xạ can nấu với 1 chén rượu nước cho đến khi cạn có 1 nửa thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước, bỏ phần bã rồi cho mật ong vào để uống.
5/ Trị họng sưng đau, ăn uống khó
- Chuẩn bị: 160g xạ can tươi và 160g mỡ heo
- Nấu nguyên liệu trên bếp cho đến khi keo hết nước rồi dùng để ngậm, cảm giác khó chịu ở cổ họng sẽ giảm ngay.
6/ Trị vú sưng
Xạ can phơi khô, tán bột rồi trộn với mật và đắp lên vùng vú bị sưng đau.
7/ Trị bạch hầu
Chuẩn bị nguyên liệu: 3g xạ can, 3g sơn đậu căn, 15g kim ngân hoa, 6g cam thảo.
Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc, sắc để uống.
8/ Trị quai bị
Lấy 15g rễ xạ can tươi sắc uống 2 lần mỗi ngày
9/ Trị viêm khớp gối
- Lấy 90g xạ can ngâm với 500ml rượu trong 1 tuần.
- Mỗi lần dùng 20ml và uống 2 ngày.
- Kiên trì các triệu chứng bệnh sẽ cải thiện
Còn rất nhiều bài thuốc sử dụng nguyên liệu là xạ can khác được lưu truyền trong dân gian và có tác dụng khá tốt trong điều trị nhiều bệnh mà chúng ta hay gặp phải.
V. Những lưu ý khi sử dụng Xạ Can
Tuy có tác dụng tốt nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ, chính vì vậy bạn nên chú ý một vài điều kiêng kị như sau:
- Không được sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể hết sức mệt mỏi, dễ bị tiêu chảy.
- Người dùng có thể trạng yếu, tạng hàn, khí huyết hư thì không nên sử dụng.
- Không dùng có phụ nữ có thai, người đang có vấn đề về can Tỳ, đi tiêu lỏng…
Xạ can có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng cũng rất nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách. Chính vì vậy nếu có ý định dùng nguyên liệu này, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc sử dụng thì nên tham khảo trực tiếp thông tin từ những người có chuyên môn, tránh tình trạng không hiểu biết mà sử dụng bừa bãi.