Dược liệu “Huyết Giác”

Tên gọi: Huyết Giác.

Tên gọi khác: Cau rừng, Giáng ông, Dứa dại, Cây xó nhà, Giác máu…

Tên khoa học: Dracaena cochinchinensis (Lour.) S.C. Che.

Họ: Dracaenaceae (Huyết dụ)

I. Đặc điểm của “Huyết Giác”

  • Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-1,5m, có thể tới 2-3m, sống lâu năm. Thân phân thành nhiều nhánh. Cây nhỏ có đường kính chừng 1,6-2cm, cây to có đường kính tới 20-25cm.
  • Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm, tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi, mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo. Thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn.
  • Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 1m, đường kính phía cuống tới 1,5-2cm trên có lá nhỏ, dài 15cm, rộng 2cm, phân cành nhỏ dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, đường kính 7-8mm, màu lục vàng nhạt.
  • Qủa mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hạt hình cầu, đường kính 6-7cm.
  • Mùa hoa quả: tháng 2-5. 
Lịch sử giá Cây huyết giác cập nhật 2/2023 - BeeCost

II. Thành phần hóa học

  • Năm 1961 nghiên cứu sơ bộ, Đặng thị Mai An không thấy antoxyan, không thấy cacmin và chất nhựachỉ mới biết rằng trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, axeton, axit, không tan trongete, clorofoc và benzen. Với kiềm, màu đỏ vàng lúc đầu chuyển sang màu da cam (Bộ môn dược liệu và thực vật trường đại học y dược, Hà Nội 1961)
  • Nhựa trong gỗ Huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO-CH2-CO-OC8H9O và dracoresinotanol chiếm 57-82%, dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14%, nhựa không tan 3%, phlobaphen 0,03%, tro 8,3%, tạp thực vật 10,4%.

III. “Huyết Giác” có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền:

  • Huyết giác có công dụng trị chấn thương tụ máu, sưng bầm, bế kinh, tê môi, mụt nhọt, đau nhức xương khớp.

Theo y học hiện đại:

  • Chống đông máu: do dịch chiết Huyết giác có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu do ADP gây nên, từ đó phòng ngừa sự hình thành huyết khối thực nghiệm.
  • Kháng khuẩn: nhờ tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus và một số loại nấm gây bệnh.
  • Ngoài ra còn có các tác dụng khác như nâng cao tỷ lệ súc vật sống sót trong điều kiện thiếu oxy, giảm áp suất (thí nghiệm trên chuột nhắt trắng), giảm hàm lượng glycogen trong gan và tăng lượng IgG và IgA trong máu (thí nghiệm trên thỏ).
Cây huyết giác

IV. Các bài thuốc có “Huyết giác”

1. Trị đau nhức, vết thương tụ máu, sưng bầm:

  • Huyết giác, quế chi, thiên niên kiện, đại hồi, địa liên mỗi vị 20g, đem đi tán nhỏ với gỗ vang rồi ngâm cùng 500ml rượu 30 độ trong 1 tuần. Sau đó đem vắt lấy nước xoa bóp vào vết thương

2. Trị đau tức ngực, nhói tim, đau vai, trật sống lưng:

  • Huyết giác, đương quy, ngưu tất, mạch môn, sinh địa mỗi vị 12g, tất cả đem đi sắc lấy nước uống.

3. Trị chảy máu do vết thương hở:

  • Đem tán Huyết giác thành bột, cùng với nhựa của cây đem bôi trực tiếp lên vết thương để cầm máu

4. Chữa chảy máu cam:

  • Chuẩn bị 1 lượng bằng nhau nhựa cây Huyết giác và bạc hà, đem tán thành bột rồi thổi vào mũi để cầm chảy máu cam.

5. Giảm đau do bong gân:

  • Huyết giác, quế chi, đại hồi, địa liền, thiên niên kiện, mỗi vị chuẩn bị khoảng 20g, đem tất cả tán nhỏ rồi ngâm với 500ml rượu trong 1 tuần. Dùng để xoa bóp vùng bị bong gân mỗi ngày 3 lần.

6. Làm thuốc bổ máu:

  • Chuẩn bị Huyết giác, hoài sơn, hà thủ ô, quả tơ hồng, đỗ đen sao chảy, vừng đen tất cả mỗi vị 100g, ngải cứu 20g và gạo nếp rang. Đe đi tán bột tất cả rồi trộn với mật ong, vo thành từng viên, mỗi ngày dùng uống 10-20g.

V. Lưu ý trước khi sử dụng “Huyết giác”

  • Phụ nữ không được sử dụng Huyết giác
  • Cây Huyết giác dễ nhầm lẫn với cây dứa dại nên trước khi mang về sử dụng bạn cần tìm hiểu kỹ tránh nhầm lẫn và gây ra các tác dụng không mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *