Tên tiếng Việt: Hoa Cam Cúc.
Tên khác: Cúc diệp, tiết hoa, bạch cúc hoa.
Tên khoa học: Chrysanthemum morifolium Ramat.
I. Đặc điểm của Hoa Cam Cúc
- .Bạch cúc là dược liệu quý, sống dai. Thân hoa đứng, có rãnh chạy dọc ở thân. Lá có nâu xanh thẫm, mặt dưới có lông và trắng hơn mặt trên. Mỗi lá có từ 3 – 5 thùy trái xoan, đầu lá tròn hoặc hơi nhọn, mép lá có răng. Cuống lá có tai ở gốc. Cánh hoa có màu trắng, hình lưỡi, ở giữa hoa có màu vàng hoặc cam nhạt. Quả có hình trái xoan.
- Cây cúc vàng có thân thẳng, chiều cao trung bình khoảng 90cm. Lá có cạnh tròn, thùy vẻ sâu. Hoa có hình cầu, đường kính hoa nhỏ khoảng từ 1 – 1.5cm. Hoa ngoài và trong đều màu vàng.
- Phân bố: Cam cúc hoa ưa sáng và ẩm, thường được trồng để làm dược liệu. Cây cúc hoa được trồng nhiều ở các địa phương nước ta như Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội,…
II. Thành phần hóa học
- Cây cam cúc hoa có chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm: Apigenin, Quercetin 3-O-galactoside, Isorhamnetin-3-O-galactoside, Lyteolin, Thymol, Tricosane, Acacetin-7-O-Rhamnoglucoside, Lutein-7-Rhamnoglucoside, Camphor,…
III. Hoa cam cúc có tác dụng gì?
- Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
– Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ cây cúc hoa có tác dụng ức chế lỵ trực trùng Sonnei, tụ cầu trùng vàng, trực trùng thương hàn, liên cầu trùng dung huyết beta,… (theo Trung Dược Học).
– Ức chế vi nấm gây bệnh ngoài da: Bạch cúc hoa khả năng ức chế một số vi nấm gây bệnh ngoài da (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
– Điều trị huyết áp cao: Dùng nước sắc cam cúc hoa cho 46 bệnh nhân cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Trong vòng 7 ngày nhận thấy các triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, đầu đau có cải thiện, trong đó có 35 trường hợp có dấu hiệu giảm huyết áp. Sử dụng từ 10 – 30 ngày sau nhận thấy các triệu chứng khác tiến triển tốt (theo Chinese Hebral Medicine).
- Theo y học cổ truyền:
– Minh mục, khứ ế mạc (theo Dụng Dược Tâm Pháp).
– Minh mục, thanh nhiệt, thanh tán phong nhiệt, bình can, giải độc (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
– Thanh phong, giảm nóng nảy, khử nhiệt (theo Bản Kinh Phùng Nguyên).
– Cho cam cúc hoa vào bao gối thì làm sáng mắt, phòng bệnh về mắt (theo Chư Gia Bản Thảo).
– Tác dụng dưỡng huyết mục (theo Trân Châu Nang).
– Giải độc, thanh nhiệt, minh mục, sơ phong (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
– Thanh nhiệt, bình Can. Dã cam cúc hoa thiên về giải độc, tiết nhiệt (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
– Trừ phong các khớp xương, chủ yếu thiên về phong hàn. Trừ được chứng du phong trên thân người, thiên về phong nhiệt (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
– Chữa được các bệnh về mặt, đầu. tai mắt, phong nhiệt, thông lợi huyết mạch, nhức trong đầu, mắt đau (theo Dược Tính Bản Thảo).
– Cam cúc hoa có tác dụng nuôi huyết, đánh tan mộng thịt ở mắt, giúp sáng mắt (theo Trân Châu Nang).
– Dân gian thường dùng cúc hoa để trị mắt đủ, đầu đau, chóng mặt, các chứng du phong do phong nhiệt ở Can, nặng một bên đầu (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
IV. Các bài thuốc có thành phần Hoa Cam Cúc
1. Cúc hoa ẩm (trà hoa cúc)
Thành phần: Hoa cúc 6g, hãm nước sôi, uống thay trà.
Công dụng: Dùng cho người khô miệng, đau sưng rát cổ, thuỷ đậu, cao huyết áp.
2. Nước rửa mắt hoa cúc, xuyên khung
Thành phần: Hoa cúc 6g, thạch bì 6g, xuyên khung 6g. Sắc hai nước, trộn lẫn, lọc sạch. Dùng nước lọc rửa mắt ngày 3 lần.
Công dụng: Dùng cho người bị sưng đau mí mắt, mắt sưng đỏ, đau mắt.
3. Thuốc dưỡng nhan
Thành phần: Hoa cúc 15g, phòng phong 15g, địa bối mẫu 15g, hoạt thạch 15g, bạch phụ tử 15g. Sắc hai nước, trộn lẫn, lọc sạch. Dùng làm nước dưỡng da.
Công dụng: Dùng để chữa tàn hương, trứng cá.
V. Những lưu ý khi sử dụng Hoa Cam Cúc
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng trà hoa cúc
- Không uống trà hoa cúc khi đói