Vị thuốc “Hạn liên thảo”

Tên gọi: Hạn Liên Thảo

Tên gọi khác: Cỏ mực, cỏ nhọ nồi

Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

I. Đặc điểm của “Hạn liên thảo”

  • Cây thảo, có thân mọc bò sau đứng thẳng. Thân hình trụ, thắt lại ở những mấu, màu lục hoặc đỏ tía, có lông cứng. Lá mọc đối, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt có lông rất nháp; cuống lá không có hoặc rất ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngọn thân thành đầu dẹt trên một cuống dài, phủ lông thô cứng; hoa màu trắng, hoa cái ở vòng ngoài hình lưỡi, hoa lưỡng tính ở trong hình ống, mào lông tiêu giảm thành vảy.
  • Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt, có sừng nhỏ.
  • Mùa hoa quả: tháng 2 – 5.
Nhọ nồi (cỏ mực,hàn liên thảo) | Cây cảnh - Hoa cảnh - Bonsai - Hòn non bộ  - Sân vườn tiểu cảnh - Blog Cây cảnh .Vn

II. Thành phần hóa học

  • Theo các nhà nghiên cứu trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tamin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin.

III. “Hạn liên thảo” có tác dụng gì?

  • Về tác dụng cầm máu-
    • Nước sắc cỏ nhọ nồi khô, với liều 3g/kg thể trọng trên khỉ có tác dụng làm giảm thời gian Quick rõ rệt có nghĩa là làm tăng tỉ lệ prothrobin toàn phần.
    • Nhọ nồi cũng như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin. Nhọ nồi làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.
    • Đối với thỏ có thai có thể xảy thai.
      • Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp.
      • Cỏ nhọ nồi không làm giãn mạch
  • Về độc tính của nhọ nồi
    • Thử trên chuột bạch với liều từ 5-80 lần liều lâm sàng không có triệu chứng trúng độc.
Hạn liên thảo - Phòng khám An Chánh Kiện Khang

IV. Các bài thuốc có chứa “Hạn liên thảo”

  • Chi huân ẩm (thuốc nhức đầu): hán liên thảo 10g, đương quy 12g, xuyên khung 10g, thục địa 12g, thanh hao 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa huyết hư, nhức đầu.
  • Giảm phì ẩm (thuốc giảm béo): hán liên thảo 15g, hãm với nước sôi, uống thay trà hàng ngày.
  • Tiêu khát ẩm (chữa tiểu đường, người gầy mệt mỏi): lư căn tươi 30g, ô mai 5 quả, mạch môn đông 10g, nam sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, nữ trinh tử 10g, hán liên thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.
  • Cánh niên an ẩm (thuốc cho phụ nữ mãn kinh: phiền táo, nhức đầu, ngủ không ngon giấc…): hán liên thảo 9g, hồng hoa 9g, hoàng cầm 9g, đương quy 9g, xuyên khung 6g, sinh địa 12g, hoa cúc 9g, bạch thược 12g, ngưu tất 9g, nữ trinh tử 9g, lá dâu 9g. Sắc uống ngày một thang.
  • Thận viêm khang ẩm (chữa viêm cầu thận, viêm thận mạn tính, lưng đau triền miên): hán liên thảo 30g, tiểu kế 30g, xuyên khung 10g, thục địa 10g, đương quy 10g xích thược 15g, bạch thược 15g, bồ hoàng 15g. Sắc uống ngày một thang.
  • Lợi trọc thang (chữa viêm tiền liệt tuyến): hán liên thảo 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 15g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 12g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, tỏa dương 10g, nữ trinh tử 12g, thổ phục linh 24g, đương quy 6g, vương bất lưu hành 10g. Sắc uống ngày một thang.
  • Ích khí cố thận thang (thang ích khí bổ thận, chữa xuất huyết tử cung): hán liên thảo 30g, hoàng kỳ 60g, bạch thược 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, kinh giới sao 10g, nữ trinh tử 15g, thăng ma 6g, phúc bồn tử 15g. Sắc uống ngày một thang.

V. Lưu ý khi sử dụng “Hạn liên thảo”

  • Người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện lỏng, sôi bụng không nên dùng hán liên thảo. Hán liên thảo không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.
  • Trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *