BỆNH VẢY NẾN (Psoriasis) – SENCI DERMA hỗ trợ điều trị bệnh

1. ĐẠI CƯƠNG

Vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng. Bệnh thường gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tỷ lệ bệnh vảy nến chiếm khoảng 2-3% dân số tùy theo từng khu vực. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2010, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số bệnh nhân đến khám bệnh. Hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến đa dạng, ngoài thương tổn da còn có thương tổn niêm mạc, móng và khớp xương. Do ảnh hưởng của thuốc điều trị, hình ảnh lâm sàng của bệnh thay đổi, nhiều trường hợp khó chẩn đoán.

2. CĂN NGUYÊN

Căn nguyên của bệnh vảy nến chưa rõ. Người ta cho rằng bệnh vảy nến có liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền, thương tổn bùng phát khi gặp những yếu tố thuận lợi.

– Yếu tố di truyền: bệnh vảy nến thường gặp ở những người có HLA-B13, B17, BW57 và CW6. Đặc biệt gen HLA-CW6 gặp ở 87% bệnh nhân vảy nến.

– Cơ chế miễn dịch: người ta nhận thấy có sự thay đổi miễn dịch ở bệnh vảy nến. Các tế bào miễn dịch được hoạt hoá tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hoá tế bào sừng.

– Các yếu tố thuận lợi như stress ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần; tiền sử bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, bị chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc sử dụng thuốc. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân đã dùng corticoid, các đông- nam dược không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần và chưa được đánh giá hiệu quả trong điều trị bệnh; bệnh nhân có tiền sử rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa hoặc nghiện rượu.

3. CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

– Thương tổn da: điển hình là những dát đỏ, giới hạn rõ với da lành, trên dát phủ vảy da dễ bong. Đặc điểm của dát thường có màu đỏ hoặc hồng, số lượng thay đổi, kích thước khác nhau, ranh giới rõ với da lành, hình tròn hoặc bầu dục, hoặc hình nhiều vòng cung, ấn kính mất màu, sờ mềm, không thâm nhiễm, không đau. Vị trí thương tổn thường ở chỗ tỳ đè, vùng hay bị cọ sát như khuỷu tay, đầu gối, mấu chuyển, mặt duỗi các chi, chỗ bị sang chấn hay vết bỏng, sẹo, vết cào gãi gọi là dấu hiệu Koebner. Thương tổn có khuynh hướng đối xứng. Đặc điểm của vảy da là khô, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, độ dầy không đều, dễ bong, màu trắng đục như xà cừ, phủ kín toàn bộ dát đỏ hoặc phủ một phần, thường để lại vùng ngoại vi.

– Cạo vảy theo phương pháp của Brocq: dùng thìa nạo cùn (curette) cạo trên thương tổn vảy nến từ vài chục đến hàng trăm lần thì thấy đầu tiên là vảy da bong thành lát mỏng có màu trắng đục. Tiếp tục cạo sẽ thấy một màng mỏng bong ra (gọi là màng bong). Dưới lớp màng bong bề mặt đỏ, nhẵn, bóng, có những điểm rớm máu gọi là hạt sương máu (dấu hiệu Auspitz).

– Thương tổn móng: chiếm khoảng 30-50% tổng số bệnh nhân vảy nến, thường kèm với thương tổn da ở đầu ngón hoặc rải rác ở toàn thân. Nếu chỉ có thương tổn móng đơn thuần thì khó chẩn đoán, phải sinh thiết móng. Thương tổn móng có thể là những chấm lõm ở mặt móng (dạng cái đê khâu) hoặc những vân ngang; móng mất trong, có những đốm trắng hoặc thành viền màu vàng đồng; bong móng ở bờ tự do; dày sừng dưới móng cùng với dầy móng và mủn; có thể biến mất toàn bộ móng để lại giường móng bong vảy sừng. Ở vảy nến thể mủ thấy các mụn mủ dưới móng hoặc xung quanh móng.

– Thương tổn khớp: chiếm khoảng 10-20% tổng số bệnh nhân vảy nến. Biểu hiện là đau các khớp; hạn chế và viêm một khớp; viêm đa khớp vảy nến, hình ảnh lâm sàng giống viêm đa khớp dạng thấp; viêm khớp cột sống vảy nến hiếm gặp hơn so với viêm đa khớp. Thể này rất khó phân biệt với viêm cột sống dính khớp. Hình ảnh  X-quang thấy  hiện  tượng mất vôi ở đầu xương, hủy hoại sụn, xương, dính khớp.

–  Thương tổn niêm mạc: thường gặp ở niêm mạc qui đầu. Đó là những vết màu hồng, không thâm nhiễm, giới hạn rõ, ít hoặc không có vảy, tiến triển mạn tính. Ở lưỡi thương tổn giống viêm lưỡi hình bản đồ hoặc viêm lưỡi phì đại tróc vảy; ở mắt biểu hiện viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt.

b) Xét nghiệm

–  Hình ảnh mô bệnh học đặc trưng là  á sừng, mất lớp hạt, tăng gai và thâm nhiễm viêm. Lớp sừng có dày sừng và á sừng (những tế bào sừng vẫn còn nhân tụ tập lại thành lá mỏng, không đều nhau và nằm ngang); mất lớp hạt; lớp gai quá sản, độ dày tuỳ theo vị trí, ở trên nhú trung bì thì mỏng, chỉ có 2-3 hàng tế bào, ở giữa các nhú trung bì tăng gai mạnh làm mào thƣợng bì kéo dài xuống, phần dưới phình to như dùi trống, đôi khi chia nhánh và có thể được nối lại với nhau, làm mào liên nhú dài ra; có vi áp xe của Munro trong lớp gai; lớp đáy tăng sinh, có thể đến 3 hàng tế bào.

–  Xét nghiệm sinh hóa máu, đặc biệt là định lượng can-xi máu trong trường hợp vảy nến thể mủ. Xét nghiệm ASLO hay nuôi cấy vi khuẩn (ngoáy họng) đối với bệnh nhân mắc vảy nến thể giọt.

c) Chẩn đoán xác định dựa vào:

– Thương tổn da: dát đỏ giới hạn rõ với da lành, trên dát phủ vảy trắng dễ bong.

– Cạo vảy theo phương pháp Brocq dương tính.

– Hình ảnh mô bệnh học (khi thương tổn lâm sàng không điển hình).

d) Phân thể

– Thể thông thường: theo kích thước thương tổn có vảy nến thể chấm hoặc thể giọt (dưới 1 cm), thể đồng tiền (từ 1-3 cm), thể mảng (từ 5-10cm). Theo vị trí giải phẫu có vảy nến ở các nếp gấp (vảy nến đảo ngược); vảy nến ở da đầu và ở mặt; vảy nến lòng bàn tay, lòng bàn chân; vảy nến thể móng.

– Thể đặc biệt:

Vảy nến thể mủ khu trú của Barber gặp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau: thương tổn khu trú ở các đầu ngón tay, ngón chân.

Vảy nến thể mủ lan toả điển hình là thể của Zumbusch, bắt đầu xảy ra đột ngột, sốt 40ᵒC, xuất  hiện những mảng dát đỏ trên da lành hoặc chuyển dạng từ những mảng vảy nến cũ. Kích thước lớn, đôi khi lan toả, màu đỏ tươi, căng phù nhẹ, ít hoặc không có vảy, tạo hình ảnh đỏ da toàn thân. Trên những mảng dát đỏ xuất hiện mụn mủ nhỏ bằng đầu đinh ghim, trắng đục, ở nông dưới lớp sừng, dẹt, hiếm khi đứng riêng rẽ, thường nhóm lại, cấy mủ không thấy vi khuẩn. Ba giai đoạn dát đỏ, mụn mủ và bong vảy da xuất hiện xen kẽ trên cùng một bệnh nhân do các đợt phát bệnh xảy ra liên tiếp.

Vảy nến đỏ da toàn thân: thường là biến chứng của vảy nến thể thông thường hoặc do dùng corticoid toàn thân, đôi khi là biểu hiện đầu tiên của bệnh vảy nến.

e) Chẩn đoán phân biệt

– Giang mai thời kỳ thứ II: thương tổn cơ bản là các sẩn màu hồng, thâm nhiễm, xung quanh có vảy trắng, cạo vảy theo phương pháp Brocq âm tính. Xét nghiệm tìm xoắn trùng tại thương tổn, phản ứng huyết thanh giang mai dương tính.

– Lupus đỏ kinh: thương tổn cơ bản là dát đỏ, teo da, vảy da dính khó bong.

– Á vảy nến: thương tổn cơ bản là các sẩn, mảng màu hồng có vảy trắng, cạo vảy có dấu hiệu “gắn xi”.

– Vảy phấn hồng Gibert: thương tổn cơ bản là mảng da đỏ hình tròn hoặc hình bầu dục, có vảy phấn nổi cao so với trung tâm, rải rác toàn thân. Các vùng đầu, mặt và bàn tay, bàn chân thường không có thương tổn. Bệnh tiến triển tự khỏi trong vòng 4 đến 8 tuần.

– Vảy phấn đỏ nang lông: thương tổn là các sẩn hình chóp màu hồng có vảy phấn, khu trú ở nang lông. Vị trí hay gặp nhất là ở mặt duỗi đốt 2 đốt 3 ngón tay và ngón chân, bụng, chi dưới.

4. PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ

Công ty cổ phần SX & PTSP hợp chất tự nhiên ALBA xin đưa ra giải pháp hữu hiệu, an toàn cho bệnh viêm da với dòng sản phẩm thảo dược cho bệnh viêm da SENCI SKIN –  HERBAL DERMA.

* Thành phần:

Dịch chiết Xà sàng tử (Cnidium monnieri extract), Dịch chiết Bạch hạc (Rhinacanthus nasutus extract), Dịch chiết Xuyên tiêu (Xanthoxylum intidum extract), Sodium benzoate, Nước tinh khiết.

* Cơ chế tác dụng của các thảo dược

– Xà Sàng tử: có chứa hoạt chất sinh học Osthol tự nhiên với hàm lượng cao.

Osthol tự nhiên là một o-methyl coumarin, được chiết xuất từ thực vật. Osthol được xếp vào số các hợp chất thực vật thứ sinh có nhiều hoạt tính sinh dược học giá trị, trong đó có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu mủ, chống khối u (theo thông tin từ các công trình nghiên cứu). Osthol đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau của đời sống.

Truyền thuyết về Xà Sàng tử kể rằng: đây là loài cây mà rắn hay nằm nên cây được đặt tên là Xà Sàng Tử, nghĩa là “thứ quả trên giường rắn”. Cho dù truyền thuyết kể trên là sự thật hay là hư cấu thì tác dụng chữa lở ngứa của Xà Sàng tử vẫn là thực. Từ xưa đến nay, Xà Sàng tử vẫn được coi là vị thuốc tốt để chữa trị những chứng bệnh lở ngứa ngoài da như mụn nhọt, chàm, viêm da dị ứng, phụ nữ ngứa âm đạo, viêm âm đạo… Kết quả nghiên cứu hiện đại đã chứng thực Xà Sàng Tử có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn vàng nhờn thuốc, trực khuẩn mủ xanh, trùng roi âm đạo và các loài nấm gây ngứa ngoài da, tăng cường chức năng miễn dịch, chống dị ứng, giảm đau, gây tê cục bộ.

Xuyên tiêu:

Theo nghiên cứu dược lý thì Xuyên Tiêu có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn và tác dụng gây tê cục bộ, làm cho giảm đau, giảm ngứa tốt.

Bạch Hạc:

Theo y học cổ truyền, Bạch Hạc có vị ngọt dịu, tính bình, có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Thường dùng làm vị thuốc để điều trị các bệnh: ghẻ, mụn nước, eczema, hắc lào, lang ben, hành khí hoạt huyết, giảm đau.,…

*Đặc tính ưu việt:

– Tinh chất ngăn ngừa viêm da 100% thảo dược thiên nhiên thẩm thấu đẩy hoạt chất vào sâu các lớp của da. Tinh chất chứa những hoạt chất đứng đầu về kháng sinh thực vật giúp giảm viêm da, mụn, thanh lọc và hạn chế sạch vi khuẩn, giảm tái phát trong thời gian dài.

– Tinh chất có tác dụng ức chế rất mạnh đối với: viêm nang lông, mẩn ngứa, dị ứng, mụn, vẩy nến, á sừng, zona, có chuyển biến rõ rệt trong tuần đầu tiên dùng sản phẩm.

– Tác dụng tốt  giảm mẩn ngứa do: dị ứng với mỹ phẩm, hóa chất, xà phòng và các loại tinh dầu, côn trùng, muỗi cắn, phấn hoa, hăm tã, thủy đậu, phỏng dạ, chân tay miệng, lở loét, ghẻ.

– Bôi được trên các vùng da đang bị viêm, sưng tấy giúp làm khỏe tế bào da, loại bỏ sần sùi giúp da mềm mại, sáng hơn và hồng lên, đều màu da.

– Không có tác dụng phụ nên nếu vô tình vào mắt, miệng cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuyệt đối không chứa corticoid nên không gây bào mòn da, không có tình trạng nhờn thuốc.

– Có thể dùng cả ban ngày (không sợ bắt nắng, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời) và ban đêm.

* Cách Dùng:

– Xịt trực tiếp vào vùng bị viêm, xịt 2 lần/ngày/sáng-tối.

– Trước khi sử dụng, làm sạch khu vực da của vùng bị tổn thương, dùng khăn mềm lau khô. 

– Sau đó xịt 1 hoặc nhiều lần tinh chất trực tiếp lên vùng da bị viêm, Massage cho đến khi tinh chất thẩm thấu hết vào da để hoạt chất ngấm sâu và lưu lại lâu tại vùng da bị tổn thương.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

a) Tiến triển

Bệnh tiến triển từng đợt, xen kẽ những đợt bùng phát là thời kỳ tạm lắng. Khi thương tổn biến mất hoàn toàn gọi là “vảy nến yên lặng”. Khi chỉ còn một vài mảng thương tổn khu trú ở vị trí nào đó, tồn tại dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm gọi là “vảy nến ổn định ”. Vì vậy, khi sạch thương tổn da cũng không thể coi là bệnh đã khỏi hoàn toàn.

b) Biến chứng

– Bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây chàm hóa, lichen hoá, bội nhiễm. Ung thư da hiếm gặp.

– Đỏ da toàn thân.

– Vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp, cứng khớp, nhất là cột sống.

6. DỰ PHÒNG

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Nếu vận dụng và phối hơp các phương pháp điều trị một cách hợp lý, tư vấn cho người bệnh hiểu về bệnh vảy nến để tuân thủ các chỉ định điều trị của thầy thuốc và thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, tránh những yếu tố khởi động thì có thể duy trì được sự ổn định của bệnh, hạn chế được các đợt bùng phát, cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *