HỒ TUY – THÚC ĐẬU SỞI MỌC

1. Tổng quan về:

HỒ TUY ( Rau mùi ): Còn gọi là hương tuy, nguyên tuy, ngò, ngổ, ngổ thơm, cariandre, cariander (Anh), koriander (Đức).

  • Tên khoa học Coriandrum sativum L., thuộc họ Hoa tán – Apiaceae.
  • Quả mùi (Fructus Coriandri) thường bị gọi nhầm thành hạt, là quả chín hay sấy khô của cây mùi. Mùi còn được gọi là Hồ tuy vì hồ là nước Hồ tên gọi của Trung Quốc cổ dành cho các nước khu vực Trung Á và Ấn Độ; và tuy là ngọn và lá tản mát. Theo truyền thuyết thì Trương Khiên là người đi sứ Hồ mang loài cây này về có lá thưa thớt, tản mát.

2. Mô tả cây:

Cao 30–50 cm, thân nhẵn, phía trên phân nhánh. Lá ở gốc có cuống dài, có 1 đến 3 lá chét, lá chét hình hơi tròn, xẻ thành 3 thuỳ có khía răng to và tròn; những lá phía trên có lá chét chia thành những thùy hình sợi nhỏ và nhọn. Hoa trắng hay hơi hồng, hợp thành tán gồm 3-5 gọng, không có tổng bao; tiểu bao gồm 2-3 lá chét đính ở một phía. Quả bế đôi hình cầu, nhẵn, dài 2 – 4 mm, gồm hai nửa (phân liệt quả), mỗi nửa có bốn sống thẳng và hai sống chung cho cả hai nửa.

3. Phân bố, thu hái và chế biến:

Rau mùi được trồng phổ biến ở khắp nước ta nhưng chỉ thấy để lấy lá làm gia vị hoặc một số dùng trong ngày tết nấu nước tắm cho thơm. Tại nhiều nước ven Địa trung hải, Trung Á, Ấn Độ và Trung Quốc người ta trồng đại quy mô để lấy quả làm thuốc và cất tinh dầu dùng trong công nghiệp nước hoa. Cây mùi ưa đất kiềm, mát, dễ hút nước, cầy bừa kĩ, tránh nơi đất sét, và dâm mát vì cây mùi ưa ánh sáng.

Quả chín tới đâu thu hái tới đấy, để tránh cho những quả chín quá khỏi rụng. Hái toàn tán, phơi lá cho khô rồi đập lấy quả., tiếp tục phơi nắng cho khô và bảo quản tránh ẩm.

4. Thành phần hóa học:

Cây chứa decanal. Hạt mùi chứa 0,2% tinh dầu có mùi thơm dịu hơi có mùi cam, mà thành phần chính là d-linalol hay coriandrol (60-70%) với một ít geraniol và L-borneol và khoảng 20% các cacbua: ũ-pinen, terpinen, các vết ũ-pinen, dipenten, ũ-phellandren, camphen. Ở cây tươi, hàm lượng tinh dầu là 0,12% vào lúc có hoa.

5. Tác dụng dược lý

Quả mùi là một vị thuốc được dùng trong đông y và tây y.

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Thường dùng chữa nuối hơi, tiêu hoá khó khăn, đầy hơi (trướng bụng), co thắt (đối với bộ máy dạ dày ruột), lười ăn do thần kinh (trường vị suy yếu), mệt mỏi thần kinh. Còn dùng làm thuốc tán nhiệt, hạ sốt (chống nóng từng cơn). Dùng ngoài trị đau nhức, đau thấp khớp.

Toàn cây dùng chữa sởi mọc không đều, cảm cúm không đổ mồ hôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *